Quan niệm về ý nghĩa và công dụng của bàn hầu
Bàn hầu là một vật không thể thiếu trong hoạt động lên đồng của dân gian.Lên đồng là hoạt động thường được diễn ra vào các ngày Lễ, Tết hoặc Tất niên. Vậy bàn hầu là gì và có công dụng, ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động này? Nội dung bài viết dưới đây sẽ làm rõ về những vấn đề trên, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Khái niệm bàn hầu
Không có khái niệm cụ thể nào định nghĩa được bàn hầu. Nhưng bàn hầu được phân biệt khác so với các vật thờ khác nhờ ứng dụng của nó. Trong đạo Mẫu, Mẫu sẽ được thờ bên trên bàn thờ và ở dưới là bàn hầu, hay còn được gọi là bàn loan, nơi ông đồng và bà đồng tổ chức vấn hầu. So với bàn thờ chính thì bàn hầu có kích thước nhỏ hơn, hoa văn tỉ mỉ và màu sắc sặc sỡ hơn. Cả bàn thờ và bàn hầu đều phải được giữ tôn nghiệm và sạch sẽ.
Chất liệu làm bàn hầu
Tương tự như các loại đồ thờ khác như bát bửu hay cửa võng,…thì bàn hầu sẽ được làm chủ yếu bằng hai chất liệu đó là bằng đồng và bằng gỗ. Tuy nhiên ngày nay, hầu hết bàn hầu gỗ được ưa chuộng hơn, đặc biệt là gỗ Mít và gỗ Dổi.
Gỗ Mít là loại cây quen thuộc trong dân gian. Chúng thường sinh sôi và phát triển ở nơi đất khô cằn, thể hiện sự kiên cường và bất khuất. Quả thường được ra ở thân cây,tượng trưng cho sự sung túc, nảy nở. Chính vì thế mà bàn hầu làm từ gỗ mít cũng có một ý nghĩa sâu xa. Nó tượng trưng cho sự sum vầy, phát triển và giàu sang phú quý.
Gỗ Dổi cũng là loại gỗ thường được dùng để làm bàn hầu. Với ưu điểm của mình là nhẹ, bền nên dễ di chuyển và bảo quản. Ngoài hai loại gỗ trên thì ông cha ta còn thường dùng các loại gỗ sau: gỗ Hương, gỗ Vàng Tâm, gỗ Gụ,…
Kích thước của bàn hầu
Như đã nói ở trên thì kích thước của bàn hầu sẽ nhỏ hơn kích thước của bàn thờ chính. Một số kích thước thường thấy trong bàn hầu:
- Chiều dài 81cm, chiều rộng 45cm, chiều cao 87cm
- Chiều dài 81cm, chiều rộng 48cm, chiều cao 88cm
- Chiều dài 81cm, chiều rộng 50cm, chiều cao 87cm
Có thể thấy không có sự khác biệt quá lớn trong các kích thước. Ngoài ra kích thước có thể được tùy chọn theo mong muốn của người mua. Nếu không chọn được kích thước vừa ý thì bạn hãy liên hệ với đơn vị thi công nhé.
Ý nghĩa và công dụng của bàn hầu
Vậy thì ý nghĩa và công dụng của bàn hầu như thế nào, tất cả sẽ được giải đáp ngay dưới đây.
Ý nghĩa của bàn hầu
Trên bàn hầu sẽ luôn được gắn một chiếc gương. Vì thế bàn hầu sẽ có ý nghĩa rất tâm linh.
- Giúp cho người hầu đồng khi ngồi trên chiếu hầu sẽ thấy được mình trong gương, điều tiết được cảm sắc thái của mình. Ngoài ra còn giúp người hầu đồng có thể nhìn thấy bao quát phía sau của mình
- Theo quy luật thông thường, các hành động, hành vi, biểu cảm của con người sẽ được gương phản chiếu lại. Nhưng trong thế giới tâm linh, con người lại là nơi thể hiện những gì trong gương hiện hữu.
Công dụng của bàn hầu
Bàn hầu thường được dùng trong hoạt động lên đồng, thường diễn ra trong các ngày lễ đặc biệt. Bàn hầu sẽ được đặt ở dưới bàn thờ Mẫu, để các ông đồng hay bà đồng tổ chức vấn hầu đồng. Người đến tham dự dâng lễ, xin lộc đều thực hiện các nghi thức chính có trong tín ngưỡng.
Cách bảo quản bàn hầu làm bằng gỗ
Làm thế nào để bảo quản bàn hầu bằng gỗ tốt nhất? Bất cứ loại đồ gỗ nào cũng cần chăm sóc cẩn thận để ngày càng trở nên bền bỉ và đẹp hơn. Dưới đây là một số cách bảo quản bàn hầu cho bạn đọc tham khảo.
- Dùng nước gạo để lau bàn hầu . Sau khi bàn hầu mới được mua về, bạn nên dùng nước vo gạo để lau bàn hầu. Việc này sẽ giúp lớp sơn mới được tô bên trên bàn hầu giữ được lâu và tránh tối thiểu tình trạng bị bong tróc.
- Khử mùi sơn bằng vỏ cam, vỏ quýt hoặc bã cafe. Đối với đồ làm chất liệu gỗ mới mua, mùi sơn sẽ còn lưu lại khá lâu trên bề mặt. Nếu hít phải quá lâu sẽ gây khó chịu cho người dùng. Khi gặp tình trạng như vậy, mọi người có thói quen lau đi lau lại bằng nước nhiều lần. Nhưng điều đó là hoàn toàn không nên, việc đó sẽ không những không làm hết mùi hôi của sơn mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của đồ gỗ. Thay vào đó, bạn thử dùng bã cafe đã qua sử dụng hay vỏ cam, quýt. Đây đều là những chất hút mùi cực tốt, đặc biệt là mùi sơn trên gỗ.
- Không để bàn hầu bằng gỗ dưới ánh nắng trực tiếp. Tránh để bàn hầu tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Điều này sẽ làm cho bàn hầu dễ bị cong, vênh, thậm chí là phai màu gỗ.
- Đặt bàn hầu ở nơi thoáng mát. Vì bàn hầu được làm bằng chất liệu gỗ nên sẽ rất nhạy cảm với độ ẩm. Trong môi trường độ ẩm quá cao sẽ làm cho bàn hầu bị mối mọt. Còn nếu trong điều kiện độ ẩm quá thấp lại dễ bị nứt gãy. Vì thế nên đặt bàn hầu ở nơi có độ ẩm vào khoảng 45% đến 50%.
- Lau chùi thường xuyên. Bất cứ đồ vật nào dùng lâu cũng sẽ bị bám bụi. Vì thế bạn nên lau bụi thường xuyên, tầm 2 đến 3 lần trong 1 tuần
Bài viết trên đây đã cho người đọc nắm rõ về khái niệm của bàn hầu. Bên cạnh đó còn khái quát chất liệu và kích thước thường gặp của bàn hầu. Hy vọng bạn đọc sẽ lựa chọn cho mình một bàn hầu như ý muốn.