Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Kiệu thờ và những điều nên biết 

Trong một số buổi lễ hội truyền thống của dân tộc ta trong phần nghi lễ sẽ có lễ rước kiệu. Đây là phần nghi lễ có quy mô trong lễ hội. Và tất nhiên một vật không thể thiếu trong hoạt động hoành tráng này đó chính là kiệu thờ. Vậy kiệu thờ là gì? Nó có công dụng và ý nghĩa thực tế ra sao trong các lễ hội của dân gian. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Kiệu thờ là gì?

Kiệu thờ là vật dùng để rước các vị thần linh, người có công với xóm làng, quê hương và đất nước. Kiệu thờ thường được dùng trong nghi lễ rước của các lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam ta, được nâng lên cao hơn so với dòng người. 

Kiệu thờ có nhiều loại như: kiệu Bát Cống, kiệu Long Đình, kiệu Võng, kiệu Ngọc Lộ,..

Cấu tạo của kiệu thờ

Kiệu thờ có cấu tạo như sau: Ở trung tâm là khung kiệu, phía trên của khung là một chiếc ỷ tương tự như chiếc sập, có kích thước vừa bằng độ mở của kiệu. Phần tiếp theo là có hai đòn dọc, có hai đầu, được dùng để bốn người nâng kiệu lên cao bằng sức mạnh của vai. Tùy thuộc vào mỗi loại kiệu khác nhau mà dưới khung kiệu hoặc là bốn chân đỡ hoặc là hai đòn ngang để nâng đỡ.

Có những loại kiệu thờ nào 

Như đã nói ở phần trên, thì kiệu thờ thường có các loại thường gặp sau: kiệu Bát Cống, kiệu Long Đình, kiệu Võng, kiệu Ngọc Lộ, kiệu Song Hàng..Chúng ta sẽ đi sâu vào  tìm hiểu cấu tạo và đặc điểm của từng loại kiệu nhé.

  1. Kiệu Bát Cống: Đây là loại kiệu gồm 8 người khiêng (bát cống), hoặc 16 người khiêng (thập lục cống). 
  • Bành kiệu: đây là một chiếc ghế đặc biệt, được đặt phía trên cùng của đòn kiệu. Ghế này có lưng tựa và tay vịn, được điêu khắc hình đầu rồng mang vẻ sang trọng, tựa như ghế ngồi của vua chúa ngày xưa, nhưng thấp hơn. Phần hậu bành (tức là bành sau) cao hơn thân bành, được khắc nổi hình “lưỡng long chầu nguyệt” (tức là hình ảnh hai con rồng chầu mặt trăng). Ngoài ra còn có thể được chạm khắc hình ảnh “lý ngư hóa long” (tức là hình ảnh cá chép hóa rồng) đồng thời xung quanh là các cành lá thủy sinh.Phần bành kiệu là nơi đặt bài vị của các vị thần khi rước. Trước bài vị sẽ dâng các lễ vật thường thấy như: bát hương, hoa quả, nến…
  • Đòn kiệu: Kiệu bát cống có 3 loại đòn: đòn ngang, đòn dọc, đòn khiêng. 
  • Đòn dọc: gồm có 2 thanh, phần đầu là hình đầu rồng, còn phần cuối sẽ là đuôi rồng. Kiệu khi được chồng lên, đặt song song làm tầng đòn trên cùng, tạo thành mặt phẳng thứ nhất đội bành kiệu. 
  • Đòn ngang: gồm có 2 thanh, mỗi thanh tạo thành 2 đầu rồng đặt vuông góc phần đầu với nhau, và phần cuối của 2 thanh đòn dọc, tạo thành mặt phẳng thứ 2 đội 2 thanh đòn dọc phía trên.
  • Đòn khiêng: gồm 4 thanh được đặt dưới đầu của 2 thanh đòn ngang, tạo thành mặt phẳng thứ 3 với 8 hình đầu rồng. Mỗi đầu đặt trên vai người khiêng kiệu gọi là “chân kiệu” hoặc “hùng đô”, “giai đô” tùy mỗi nơi sẽ có cách gọi khác nhau. Bốn thanh đòn ngang và hai thanh đòn dọc được đặt cùng chiều với nhau.

Kiệu Bát Cống thường được làm bằng các loại gỗ: gỗ mít, gỗ dổi,  gỗ vàng tâm,…

  • Kiệu Long Đình
  • Phần đỉnh kiệu: hay còn có tên gọi khác là mui vẹm bốn mái,  phía trên có lâu 4 mặt dùng để luồn lụa đỏ buộc 3 phần kiệu với nhau cho chắc chắn khi rước.
  • Phần thân kiệu: hay còn gọi là long cung. Ở phần này ba mặt đều như nhau, mặt sau có tấm chấn thủy được chạm khắc theo tích long cuốn thủy. Ở hai bên bức long cuốn thủy  là hai con rồng chầu tam cấp, phía trước chấn thủy có 2 ghế chầu.Kiệu có hai tầm võng, võng 1 là rồng chầu nguyệt, võng 2 là dây leo.
  • Phần đế: còn được gọi là án gian, tựa như một cái án gian được chạm 4 mặt. Tuy nhiên, phần này có các lỗ để luồn đòn khiêng kiệu.

Tương tự như kiệu Bát Cống, kiệu Long Đình cũng được làm từ gỗ dổi, gỗ mít,… Ngoài ra, kiệu còn được sơn son thếp vàng, toát lên vẻ đẹp uy nghi. Hoa văn trên kiệu Long Đình cũng được chạm khắc tinh xảo, tỉ mỉ, như là: đầu rồng đuôi tôm, long ly quy phụng,… và những hoa văn đẹp mắt khác.

  • Kiệu Song Hành
  • Kiệu Song Hành sử dụng 2 đòn kiệu và 4 người khiêng.
  • Bành kiệu: cũng là một chiếc ghế đặc biệt, được đặt trên cùng các đòn kiệu, có lưng tựa và tay vịn. Tương tự như kiệu Long Đình, bành sau của kiệu Song Hành cũng cao hơn thân bành, cũng được chạm nổi hình “lưỡng long chầu nguyệt” hoặc hình “lý ngư hóa long” cùng các cành lá rong rêu thủy sinh. 

Tương tự như hai loại kiệu trên, kiệu Song Hành cũng được làm từ các loại gỗ dổi, gỗ mít,..Kích thước phổ biến của kiệu Song Hành là : chiều cao từ 217cm- 283cm, bề rộng thường là 69cm đến 81cm.

Công dụng và ý nghĩa của kiệu thờ 

Vậy thì kiệu thờ có ý nghĩa ra sao, công dụng như thế nào trong các lễ hội truyền thống làng quê ta? Vấn đề này sẽ được bật mí ngay sau đây.

Công dụng 

Như để nói ở trên thì kiệu thờ thường được dùng trong các dịp lễ hội truyền thống. Chúng được dùng phổ biến trong  nghi lễ rước của lễ hội. Ngoài ra trong đám tang cũng hay thường dùng những loại kiệu truyền thống này. Chúng cũng được đưa vào sử dụng với mục đích thờ cúng.

Ý nghĩa trong văn hóa thờ cúng 

Trong văn hóa thờ cúng của dân gian, kiệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chúng tượng trưng cho sự biết ơn của hậu thế đối với bề trên cũng như toát lên vẻ tôn nghiêm, uy quyền. Bên cạnh đó còn góp phần làm tăng vẻ trang trọng và thẩm mĩ cho các lễ hội trong dân gian.

Bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích về kiệu thờ. Không chỉ giúp người đọc hiểu định nghĩa kiệu thờ mà còn biết thêm về các loại kiệu truyền thống. Thêm vào đó còn giúp bạn hiểu được ý nghĩa của chiếc kiệu trong văn hóa thờ cúng.